Trang chủ / Kiến thức quanh ta / 1 NĂM TẨY GIUN MẤY LẦN? LƯU Ý KHI TẨY GIUN CHO TRẺ EM VÀ NGƯỜI LỚN

1 NĂM TẨY GIUN MẤY LẦN? LƯU Ý KHI TẨY GIUN CHO TRẺ EM VÀ NGƯỜI LỚN

Nhiễm giun sán gây ra nhiều ảnh hưởng đối với sức khỏe của người lớn và cả trẻ em. Để ngăn ngừa tình trạng này, tẩy giun là biện pháp hiệu quả nhất. Vậy 1 năm tẩy giun mấy lần? Người dùng thuốc tẩy giun cần lưu ý gì? Câu trả lời của những thắc mắc này sẽ có ngay trong bài viết dưới đây, mời bạn cùng theo dõi.

1. Một năm tẩy giun mấy lần? Mẹo nhớ ngày tẩy giun

Theo các nghiên cứu, giun sán là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm ở đường tiêu hoá và nội tạng. Để tiêu diệt ấu trùng giun sán và loại bỏ chúng khỏi cơ thể, mọi người cần phải tẩy giun định kỳ.

Thuốc tẩy giun giúp tiêu diệt giun sán, ký sinh trùng trong cơ thể, đặc biệt là tại đường ruột. Giun sán bị đào thải ra ngoài cơ thể theo đường phân. Bạn chỉ nên dùng thuốc tẩy giun với tần suất hợp lý để tránh các tác dụng phụ với cơ thể. Đó là lý do các chuyên gia đưa ra khuyến cáo về tần suất tẩy giun định kỳ hàng năm.

Tẩy giun định kỳ là biện pháp hữu hiệu để ngăn ngừa các bệnh do giun sán gây nên. Tùy theo độ tuổi, giới tính mà tần suất tẩy giun có sự khác biệt. Vậy một năm tẩy giun mấy lần là tốt nhất? Theo các chuyên gia, tần suất tẩy giun lý tưởng là khoảng 2 lần/năm. Số lần tẩy giun thay đổi tùy thuộc vào từng nhóm đối tượng nhất định.

Một mẹo để bạn nhớ lịch tẩy giun là hãy chọn ngày 1 tháng 6 và ngày 6 tháng 1 hàng năm làm ngày dùng thuốc định kỳ. Đây là thời điểm giãn cách 6 tháng lý tưởng và cũng dễ dàng để mọi người ghi nhớ.

 1 năm tẩy giun mấy lần

Giun sán là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm ở đường tiêu hoá và nội tạng

2. Lưu ý khi tẩy giun cho trẻ em và người lớn

Bên cạnh mối quan tâm về một năm tẩy giun mấy lần, bạn cần biết thêm các lưu ý khi dùng thuốc tẩy giun. Điều này giúp thuốc phát huy tối đa hiệu quả và đảm bảo an toàn cho sức khoẻ của bạn. Đặc biệt, trẻ em và phụ nữ mang thai càng cần ghi nhớ.

2.1. Độ tuổi dùng thuốc tẩy giun

Theo bác sĩ khuyến nghị, độ tuổi thích hợp sử dụng thuốc tẩy giun là:

  • Đối với trẻ em trên 12 tháng tuổi: Tần suất tẩy giun thông thường là từ 1-2 lần/năm. Đối với các vùng có tỷ lệ trẻ em nhiễm giun sán từ 50% trở lên, tần suất tẩy giun được khuyến nghị là 2 lần/năm.
  • Đối với phụ nữ trong độ tuổi sinh sản nhưng không mang thai: Tần suất tẩy giun được khuyến nghị là 2 lần/năm.
  • Đối với phụ nữ đang mang thai: Phụ nữ khi mang thai nên tẩy giun sau quý 1 của thai kỳ và chỉ sử dụng duy nhất 1 liều. Đồng thời, thai phụ cần được chuyên gia y tế tư vấn về dòng thuốc sổ giun phù hợp trước khi dùng.
  • Các đối tượng khác: Tần suất tẩy giun lý tưởng là 2 lần/năm hoặc theo khuyến nghị của bác sĩ.

 1 năm tẩy giun mấy lần

Trẻ em được khuyến nghị tẩy giun 2 lần/năm

2.2. Thời điểm dùng thuốc tẩy giun tốt nhất

Thời điểm lý tưởng để dùng thuốc tẩy giun là vào sáng sớm, khi bụng của bạn rỗng. Hoặc bạn nên dùng thuốc vào buổi tối, sau bữa ăn cuối trong ngày 2 tiếng trở lên. Theo chuyên gia, đây là thời điểm tốt nhất để thuốc phát huy công dụng mà không gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.

Ngoài ra, sau khi dùng thuốc tẩy giun, bạn nên chờ đợi ít nhất 1 tiếng sau rồi mới dùng bữa. Hầu hết các loại thuốc tẩy giun hiện nay đều hướng dẫn thời điểm uống và lưu ý sau khi uống. Bạn nên tuân thủ hướng dẫn của nhà sản xuất để sản phẩm phát huy công dụng tốt nhất.

2.3. Lựa chọn thuốc tẩy giun phù hợp

Có nhiều tiêu chí giúp bạn lựa chọn thuốc tẩy giun phù hợp như độ tuổi và tình trạng sức khỏe. Ngoài ra, một số loại thuốc chuyên đặc trị từng loại giun riêng biệt (như giun đũa, giun kim, sán,...). Các đối tượng đặc thù như phụ nữ mang thai, trẻ em cũng cần thận trọng khi chọn lựa thuốc tẩy giun. Các dòng thuốc tẩy giun phổ biến nhất trên thị trường bao gồm:

  • Thuốc Fugacar 500mg: Đây là loại thuốc tẩy giun phổ biến nhất trên thị trường. Fugacar có ưu điểm là tẩy giun nhanh, hiệu quả, giá thành rẻ. Tuy nhiên, sản phẩm chống chỉ định cho trẻ em dưới 3 tuổi và phụ nữ mang thai.
  • Dòng thuốc Zentel 200mg: Bên cạnh hiệu quả tẩy giun, dòng thuốc Zentel còn có khả năng tiêu diệt sán và ký sinh trùng trên da. Sản phẩm không thích hợp cho phụ nữ mang thai, phụ nữ đang cho con bú, trẻ em dưới 1 tuổi và người già trên 65 tuổi. 
  • Pizar 6: Sản phẩm có công dụng tiêu diệt nhiều loại giun khác nhau. Pizar phù hợp với trẻ em trên 5 tuổi và người lớn. 
  • Thuốc tẩy giun Pyme Abz 400: Thuốc tẩy giun Pyme Abz có công dụng diệt giun sán và các bệnh ký sinh trùng trên da. Sản phẩm chống chỉ định cho trẻ em dưới 2 tuổi và phụ nữ đang mang thai.

 1 năm tẩy giun mấy lần

Bạn nên chọn thuốc tẩy giun phù hợp với độ tuổi và tình trạng sức khỏe

3. Tầm quan trọng của việc tẩy giun mỗi năm

Tẩy giun định kỳ là giải pháp đơn giản, hiệu quả để bảo vệ bạn khỏi các nguy cơ sức khỏe. Vì nhiễm giun sán, ấu trùng là điều rất dễ xảy ra khi con người ăn uống, sinh hoạt và làm việc. Vậy nên, tẩy giun định kỳ giúp ngăn ngừa bệnh tật do giun sán gây nên.

3.1. Lợi ích của việc tẩy giun đối với sức khỏe

Các loại thuốc tẩy giun đã được chứng minh là có khả năng tiêu diệt 98% loại giun sán thường gặp. Vì thế, tẩy giun giúp bạn bảo vệ sức khỏe và loại bỏ giun sán gây bệnh. Ngoài ra, tẩy giun đúng hạn còn ngăn ngừa nhiều biến chứng nghiêm trọng do giun sán gây ra như: Viêm ruột thừa, viêm phúc mạc hay tắc mật,...

Phụ nữ mang thai sử dụng thuốc tẩy giun đúng cách cũng giúp tiêu diệt giun sán, tránh ảnh hưởng đến em bé. Nhờ đó, thai nhi hấp thụ tốt chất dinh dưỡng từ mẹ và phát triển khỏe mạnh hơn.

 1 năm tẩy giun mấy lần

Tẩy giun định kỳ sẽ giúp ngăn ngừa viêm ruột thừa

3.2. Dấu hiệu cho thấy bạn cần tẩy giun ngay

Nếu xuất hiện các triệu chứng nhiễm giun dưới đây, bạn nên tẩy giun ngay:

  • Người gầy yếu dù chế độ ăn uống vẫn đầy đủ, thường xuyên đau bụng vùng rốn tái đi tái lại. 
  • Ngứa hậu môn về đêm, đây là triệu chứng phổ biến của người bị nhiễm giun kim. 
  • Trẻ khi bị nhiễm giun sẽ biếng ăn, khó chịu hay quấy khóc về đêm. Trẻ ốm yếu, thiếu chất dù đã ăn uống, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng hàng ngày.
  • Trong một số trường hợp, người nhiễm giun có triệu chứng bị thiếu máu, đi ngoài ra máu.
  • Người bệnh xuất hiện các triệu chứng rối loạn tiêu hóa như: Tiêu chảy, kiết lỵ không rõ nguyên nhân.
  • Suy nhược cơ thể, xuất hiện các biểu hiện thiếu vitamin, chất khoáng.

Dù không xuất hiện các triệu chứng lâm sàng, bạn vẫn nên sổ giun định kỳ. Vì đôi lúc, các dấu hiệu nhiễm giun sán không rõ ràng và dễ bị nhầm lẫn với các bệnh khác.

3.3. Đối tượng nên tẩy giun đều đặn

Tất cả mọi người dù ở lứa tuổi nào cũng nên tẩy giun định kỳ hàng năm. Nhưng các nhóm đối tượng dưới đây được khuyên nên chú ý đến tần suất tẩy giun đều đặn:

  • Trẻ nhỏ: Đây là nhóm đối tượng chưa có ý thức bảo vệ sức khỏe, thường xuyên cho đồ chơi, các món đồ không đảm bảo vệ sinh vào miệng. Ngoài ra, hệ tiêu hóa của trẻ em cũng yếu hơn so với người lớn, do đó dễ bị tấn công bởi ký sinh hơn.
  • Người làm việc trong môi trường đặc thù: Nếu bạn đang làm việc trong môi trường dễ nhiễm giun sán, bạn nên tẩy giun định kỳ. Một số công việc đặc thù như bác sĩ thú y, nhân viên phòng lab,... Ngoài ra, người thường phải tiếp xúc với môi trường tự nhiên, đi chân đất như nông dân cũng nên tẩy giun đều đặn.
  • Phụ nữ mang thai: Phụ nữ khi mang thai cần hạn chế tần suất tẩy giun, nhưng nên tuân thủ liệu trình sử dụng thuốc tẩy giun 1 lần. Thói quen này giúp ngăn ngừa nhiễm giun sán, đảm bảo thai nhi được hấp thu đầy đủ chất dinh dưỡng từ mẹ.

Bài viết trên đã chia sẻ về việc một năm tẩy giun mấy lần và các lưu ý khi tẩy giun. Hy vọng bạn đã nắm vững cách sử dụng thuốc tẩy giun an toàn để bảo vệ sức khỏe cho mình. Bạn hãy liên hệ với bác sĩ để được tư vấn và hướng dẫn chi tiết.

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN TRỰC TIẾP

Hoặc gọi 1900 8040 để được hỗ trợ trực tiếp