Trang chủ / Kiến thức quanh ta / CHẢY MÁU CAM LÀ BỊ GÌ? CÁCH PHÒNG NGỪA CHẢY MÁU CAM HIỆU QUẢ

CHẢY MÁU CAM LÀ BỊ GÌ? CÁCH PHÒNG NGỪA CHẢY MÁU CAM HIỆU QUẢ

Chảy máu cam, tình trạng tưởng chừng đơn giản nhưng lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ nếu không được xử lý đúng cách. Vậy chảy máu cam là bị gì? Nguyên nhân do đâu? Để hiểu rõ hơn về tình trạng này và tìm ra cách phòng ngừa hiệu quả, mời bạn đọc bài viết dưới đây.

1. Các nguyên nhân dẫn đến chảy máu cam

Chảy máu cam còn gọi là chảy máu mũi, không chỉ gây khó chịu mà còn là dấu hiệu cảnh báo vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Dưới đây là những nguyên nhân làm bạn bị chảy máu cam. 

1.1. Cao huyết áp dẫn đến chảy máu cam

Khi huyết áp tăng cao, áp lực tác động lên các mạch máu trong mũi cũng tăng lên. Điều này làm cho các mạch máu nhỏ và mỏng ở niêm mạc mũi bị căng ra và vỡ, dẫn đến chảy máu cam. Cao huyết áp kéo dài làm suy yếu các mạch máu, làm nó kém đàn hồi và yếu hơn.  Kết quả làm tăng nguy cơ chảy máu, đặc biệt là khi có các yếu tố kích thích như: Thay đổi tư thế đột ngột, ho, hắt hơi... Huyết áp cao còn làm tổn thương niêm mạc mũi, làm nó khô, nứt nẻ và dễ bị chảy máu.

chảy máu cam là bị gì

Chảy máu cam còn là dấu hiệu cảnh báo vấn đề sức khỏe nghiêm trọng

1.2. Chảy máu cam do thời tiết thay đổi đột ngột

Sự thay đổi về nhiệt độ và độ ẩm làm ảnh hưởng trực tiếp đến niêm mạc mũi:

  • Khô niêm mạc mũi: Khi thời tiết chuyển từ ẩm ướt sang khô hanh hoặc trời trở lạnh đột ngột, không khí sẽ mất đi độ ẩm tự nhiên. Điều này làm niêm mạc mũi khô và làm các mao mạch dễ vỡ, gây chảy máu cam. 
  • Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột: Khi nhiệt độ thay đổi đột ngột, các mạch máu ở mũi sẽ giãn nở hoặc co rút để thích nghi. Điều này tạo ra áp lực lên thành mạch máu, làm chúng dễ vỡ và chảy máu.
  • Dị ứng theo mùa: Thời tiết thay đổi đột ngột làm mũi bị dị ứng theo mùa, như dị ứng phấn hoa hoặc bụi. Các phản ứng dị ứng thường đi kèm với viêm nhiễm và kích ứng niêm mạc mũi, làm tăng nguy cơ chảy máu cam.

1.3. Chế độ làm việc và nghỉ ngơi không hợp lý

Khi làm việc quá sức và không nghỉ ngơi đầy đủ, cơ thể rơi vào trạng thái căng thẳng, làm tăng sản xuất hormone cortisol. Đây là loại hormone làm tăng huyết áp, co mạch máu và gây áp lực lên thành mạch. Từ đó làm vỡ mạch máu và chảy máu cam, đặc biệt ở vùng mạch máu mỏng như niêm mạc mũi.

Chế độ làm việc và nghỉ ngơi không hợp lý thường đi kèm với thói quen sinh hoạt không lành mạnh như: Uống ít nước, bỏ bữa ăn,... Khi cơ thể không được cung cấp đủ nước, niêm mạc mũi bị khô, làm tăng nguy cơ tổn thương và chảy máu cam. Ăn uống không đủ chất sẽ làm yếu thành mạch máu, làm suy giảm hệ miễn dịch. Từ đó dẫn đến các bệnh như: Viêm mũi, viêm xoang,.... Các bệnh này làm niêm mạc mũi sưng tấy và thường xuyên chảy máu cam.

chảy máu cam là bị gì

Chế độ làm việc và nghỉ ngơi không hợp lý sẽ làm tăng nguy cơ chảy máu cam

1.4. Có quá nhiều stress và lo âu

Khi stress và lo âu, cơ thể sản sinh hormone cortisol làm tăng huyết áp, khiến tim đập nhanh và mạch máu co lại. Áp lực này làm các mạch máu dễ vỡ, dẫn đến chảy máu cam. Căng thẳng làm mất cân bằng nội tiết tố trong cơ thể, ảnh hưởng đến quá trình đông máu của cơ thể. Khi khả năng đông máu giảm, vết thương sẽ khó lành và dễ chảy máu hơn.

1.5. Chảy máu cam do bệnh u hạch ở mũi

U hạch ở mũi hình thành từ các mô bạch huyết trong niêm mạc mũi. Khi khối u phát triển, nó sẽ chèn ép và làm tổn thương các mạch máu trong niêm mạc mũi, gây chảy máu. Một số u hạch có khả năng tăng cường lượng máu để nuôi dưỡng khối u. Kết quả là làm cho các mạch máu căng thẳng và dễ vỡ, dẫn đến chảy máu cam.

2. Cách xử lý đúng đắn khi bị chảy máu cam

Chảy máu cam xảy ra đột ngột và làm bạn lo lắng, nhưng nếu bạn xử lý đúng cách sẽ giúp cầm máu nhanh chóng và giảm biến chứng. Dưới đây là các bước xử lý khi bị chảy máu cam: 

  • Giữ bình tĩnh: Đầu tiên, bạn cần cố gắng giữ bình tĩnh. Căng thẳng và hoảng loạn làm tăng huyết áp và làm tình trạng chảy máu nghiêm trọng hơn.
  • Ngồi thẳng, đầu hơi nghiêng về phía trước: Tư thế này giúp máu chảy ra ngoài dễ dàng hơn, tránh chảy ngược vào họng gây buồn nôn.
  • Bóp cánh mũi: Bạn dùng ngón cái và ngón trỏ bóp chặt hai cánh mũi, ngay dưới phần xương mũi. Giữ tư thế này trong khoảng 10-15 phút để tạo áp lực trực tiếp lên điểm chảy máu, giúp cầm máu hiệu quả.
  • Thở bằng miệng: Trong khi bóp mũi, bạn cần thở đều bằng miệng để duy trì lượng oxy cần thiết cho cơ thể.
  • Sử dụng đá lạnh: Bạn có thể đặt một túi đá lạnh hoặc khăn ướt lạnh lên sống mũi và trán. Việc làm này có tác dụng làm co mạch, giảm lưu lượng máu đến vùng bị chảy máu và hỗ trợ cầm máu nhanh hơn.
  • Tránh xì mũi hoặc ngoáy mũi: Sau khi máu đã ngừng chảy, tránh xì mũi hoặc ngoáy mũi trong vài giờ để không làm tổn thương và kích thích lại niêm mạc mũi.

chảy máu cam là bị gì

Các bước xử lý khi bị chảy máu cam

3. Phòng ngừa chảy máu cam hiệu quả tại nhà

Dưới đây là một số biện pháp đơn giản mà bạn có thể thực hiện tại nhà để phòng ngừa chảy máu cam.

3.1. Giữ ẩm cho niêm mạc mũi

Niêm mạc mũi khô làm mất đi lớp chất nhầy bảo vệ, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây viêm mũi, viêm xoang. Do đó, bạn nên giữ ẩm cho niêm mạc mũi để duy trì sự linh hoạt của các mao mạch và giảm nguy cơ chảy máu cam. Dưới đây là cách giữ ẩm cho niêm mạc mũi:

  • Dùng máy tạo độ ẩm: Để làm tăng độ ẩm trong không khí, bạn nên dùng máy tạo độ ẩm, đặc biệt khi mùa đông. Việc làm này giúp giảm nguy cơ khô niêm mạc mũi.
  • Dùng nước muối sinh lý: Bạn nên rửa mũi hàng ngày với nước muối sinh lý. Việc làm này giúp loại bỏ tác nhân kích ứng và vi khuẩn, đồng thời giữ cho niêm mạc mũi luôn khỏe mạnh.
  • Bôi kem dưỡng ẩm: Bạn có thể sử dụng các loại kem hoặc gel dưỡng ẩm dành riêng cho niêm mạc mũi để duy trì độ ẩm cần thiết. Các sản phẩm này chứa các thành phần an toàn như: Dầu dừa, lanolin,...

3.2. Tránh xì mũi quá mạnh

Khi bạn xì mũi quá mạnh, có thể làm vỡ mạch máu và chảy máu cam. Hơn nữa, xì mũi quá mạnh còn làm tổn thương niêm mạc mũi, gây kích ứng và viêm nhiễm, làm niêm mạc mỏng và dễ bị chảy máu hơn. Thay vào đó, bạn nên nhẹ nhàng xì từng bên mũi một. Nếu bị nghẹt mũi, bạn nên dùng nước muối sinh lý hoặc các loại thuốc xịt mũi để làm thông thoáng đường thở.

chảy máu cam là bị gì

Nếu bị nghẹt mũi, bạn nên dùng các loại thuốc xịt mũi để làm thông thoáng đường thở

3.3. Uống đủ nước

Uống đủ nước mỗi ngày không chỉ duy trì sự cân bằng nước trong cơ thể mà còn giúp giữ ẩm cho niêm mạc mũi. Khi cơ thể được cung cấp đủ nước, niêm mạc mũi sẽ ít bị khô, từ đó giảm nguy cơ chảy máu cam. Bạn nên uống ít nhất 8 ly nước mỗi ngày hoặc hơn nếu bạn hoạt động nhiều hoặc sống trong môi trường khô hanh.

3.4. Bổ sung vitamin C và K để phòng ngừa chảy máu cam

Chế độ ăn uống giàu vitamin và khoáng chất, đặc biệt là vitamin C và K giúp mạch máu khỏe mạnh và giảm nguy cơ chảy máu cam.

  • Bổ sung vitamin C: Vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng và bảo vệ thành mạch máu. Các loại trái cây như: Ổi, cam quýt, dâu tây, kiwi... cung cấp rất nhiều vitamin C.
  • Bổ sung vitamin K: Vitamin K giúp quá trình đông máu diễn ra tốt hơn. Các loại rau lá xanh đậm như: Diếp cá, cải xoăn,... rất giàu vitamin K.

3.5. Tránh các chất kích thích

Sử dụng quá nhiều chất kích thích làm tăng huyết áp, gây áp lực lên thành mạch máu và làm tăng nguy cơ vỡ mạch. Một số chất trong rượu bia làm giảm khả năng đông máu của cơ thể, làm cho vết thương khó lành và dễ chảy máu. Do đó, bạn nên hạn chế hút thuốc, giảm uống rượu bia,... để hạn chế bị chảy máu cam.

chảy máu cam là bị gì

Nên hạn chế hút thuốc để hạn chế bị chảy máu cam

Chảy máu cam do nhiều nguyên nhân gây ra, từ những thay đổi nhỏ như thời tiết đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Hiểu rõ chảy máu cam là bị gì giúp bạn chủ động bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình. Bằng cách duy trì một lối sống lành mạnh, chăm sóc đúng cách cho niêm mạc mũi, sẽ giúp bạn giảm nguy cơ chảy máu cam.

Ngay khi có dấu hiệu bị bệnh về răng miệng, bạn hãy liên hệ với nha khoa Tâm Đức Smile ngay để được tư vấn miễn phí:

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN TRỰC TIẾP

Hoặc gọi 1900 8040 để được hỗ trợ trực tiếp