Kiến thức quanh ta
SỰ KIỆN NỔI BẬT
VIDEO NỔI BẬT
11+ DẤU HIỆU THIẾU VITAMIN C CẦN ĐẶC BIỆT LƯU Ý
Mục lục nội dung
- 1. Dấu hiệu thiếu vitamin C thường gặp
- 1.1. Tóc và lông dễ gãy rụng là dấu hiệu thiếu vitamin C
- 1.2. Da thô ráp, xỉn màu là dấu hiệu thiếu vitamin C
- 1.3. Vết thương hở khó lành là dấu hiệu thiếu vitamin C
- 1.4. Dấu hiệu thiếu vitamin C - Dễ bị bầm tím
- 1.5. Nướu dễ bị sưng và chảy máu
- 1.6. Thường xuyên bị đau xương khớp là dấu hiệu thiếu vitamin C
- 1.7. Dấu hiệu thiếu vitamin C là cảm giác mệt mỏi, buồn ngủ thường trực
- 1.8. Móng tay mỏng yếu, dễ tróc gãy là dấu hiệu thiếu vitamin C
- 1.9. Dấu hiệu thiếu vitamin C - Thường bị chảy máu cam
- 1.10. Dễ bị cảm lạnh là dấu hiệu thiếu vitamin C
- 1.11. Tăng cân không rõ nguyên nhân là dấu hiệu thiếu vitamin C
- 1.12. Dấu hiệu thiếu vitamin C - Nang lông đỏ ửng
- 2. Lưu ý khi bổ sung vitamin C cho cơ thể
- 3. Ảnh hưởng khi cơ thể bị thiếu vitamin C
1. Dấu hiệu thiếu vitamin C thường gặp
Vitamin C tham gia vào nhiều quá trình sinh lý của cơ thể và có tác dụng nổi bật:
- Hỗ trợ tăng cường sản xuất tế bào bạch cầu và hệ miễn dịch, giúp bạn hạn chế mắc bệnh cảm vặt.
- Hỗ trợ quá trình sản sinh collagen, giúp da và xương lành lại nhanh chóng.
- Vitamin C là chất chống oxy hóa mạnh, bảo vệ tế bào khỏi tổn thương do gốc tự do gây ra.
Phụ nữ không mang thai cần 75mg, nam giới cần 90mg vitamin C mỗi ngày. Vitamin C là chất dinh dưỡng thiết yếu mà cơ thể không thể tự tổng hợp hoặc lưu trữ được. Vậy nên, bạn phải bổ sung thực phẩm có chứa vitamin C mỗi ngày, tránh gặp các dấu hiệu như: Rụng tóc, da thô xỉn màu, dễ bị cảm cúm,...
Bạn nên bổ sung thực phẩm có chứa vitamin C mỗi ngày
1.1. Tóc và lông dễ gãy rụng là dấu hiệu thiếu vitamin C
Vitamin C tham gia vào cấu trúc protein của tóc. Nếu cơ thể thiếu dưỡng chất này, phần lông và tóc có hình dạng xoắn ốc, bị hư tổn do khiếm khuyết cấu trúc protein. Ngoài ra, vì thiếu vitamin C nên các mạch máu bị ảnh hưởng, làm cho tóc và lông khô cứng, dễ gãy rụng.
1.2. Da thô ráp, xỉn màu là dấu hiệu thiếu vitamin C
Vitamin C tham gia vào quá trình sản xuất collagen - loại protein có nhiều trong các mô liên kết ở da. Khi nồng độ vitamin C trong cơ thể dưới mức quy định, bạn gặp phải tình trạng keratosis pilaris (da gà). Trên các vùng da xuất hiện các nốt nhỏ cứng như nốt mụn, hình thành do protein keratin tích tụ bên trong lỗ chân lông. Keratosis pilaris làm da sần sùi, nhất là ở các vị trí mặt sau của cánh tay trên, đùi hoặc mông.
Ngoài ra, vitamin C còn là một chất chống oxy hóa mạnh, giúp bảo vệ da khỏi tác hại của các gốc tự do. Vitamin C hỗ trợ tăng sinh collagen giúp da săn chắc, mịn màng và tươi sáng.
1.3. Vết thương hở khó lành là dấu hiệu thiếu vitamin C
Thiếu vitamin C làm giảm sản sinh collagen, trong khi đó, collagen tham gia vào các giai đoạn phục hồi da. Vậy nên thiếu vitamin C làm chậm quá trình lành thương, vết thương dễ bị nhiễm trùng. Nếu cơ thể không đáp ứng được lượng vitamin cần thiết trong thời gian dài, vết thương cũ thậm chí loét trở lại. Một nghiên cứu chỉ ra rằng, người bị loét chân mãn tính phần lớn do thiếu vitamin C nên vết thương tái đi tái lại.
1.4. Dấu hiệu thiếu vitamin C - Dễ bị bầm tím
Vitamin C không đủ làm quá trình sản xuất collagen kém, mạch máu dưới da bị vỡ, máu rò rỉ ra các vùng xung quanh. Vùng máu lan rộng, có màu đỏ hoặc tím được gọi là ban xuất huyết, đường kính lên tới 10mm. Một số trường hợp, bạn thấy dưới da có nổi chấm đỏ chứ không bầm thành mảng, gọi là chấm xuất huyết.
Dấu hiệu thiếu vitamin C là dễ bị bầm tím
1.5. Nướu dễ bị sưng và chảy máu
Nướu đỏ, sưng, chảy máu,... là dấu hiệu thiếu vitamin C thường gặp. Thiếu vitamin C làm lớp men răng yếu đi, kéo theo viêm nướu. Vitamin C còn giúp làm đông máu, nên nếu cơ thể không đáp ứng đủ, phần nướu viêm dễ chảy máu không dừng lại được.
Thiếu vitamin C ở giai đoạn nặng, phần nướu viêm có thể chuyển sang màu tím như bầm và bị thối. Cuối cùng, răng bị rụng do nướu không khỏe mạnh, ngà răng yếu do bên trong dần bị vôi hóa.
1.6. Thường xuyên bị đau xương khớp là dấu hiệu thiếu vitamin C
Vì khớp chứa nhiều mô liên kết được tạo thành bởi collagen nên cũng bị ảnh hưởng nếu cơ thể thiếu vitamin C. Mao mạch giòn vì không đủ lượng dinh dưỡng cần thiết, làm đau và sưng khớp, đặc biệt ở chân.
Ngoài ra, vitamin C còn có vai trò sửa chữa, hồi phục phần xương và sụn. Nếu sụn không phát triển, xương của bạn dần giòn và yếu, các khớp bị sưng đau khó di chuyển. Ngoài ra, một số trường hợp gặp phải tình trạng "chuỗi hạt scorbut", xuất hiện các hạt gồ ghề ở vị trí xương sườn, lõm xương ức.
1.7. Dấu hiệu thiếu vitamin C là cảm giác mệt mỏi, buồn ngủ thường trực
Mệt mỏi là dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác nhau, nhưng kèm với buồn ngủ, cáu kỉnh là do thiếu vitamin C. Một nghiên cứu cho thấy, 141 nhân viên văn phòng cảm thấy bớt mệt mỏi, tràn đầy sức sống sau 2 giờ bổ sung vitamin C.
Mệt mỏi kèm với buồn ngủ, cáu kỉnh là do thiếu vitamin C
1.8. Móng tay mỏng yếu, dễ tróc gãy là dấu hiệu thiếu vitamin C
Vì không đủ lượng vitamin C, các mạch máu mỏng, yếu và dễ vỡ nên xuất hiện các đốm đỏ trên móng. Ngoài ra, phần giữa móng bị lõm và phần cuối móng nhô lên cao nhìn như hình dạng một chiếc thìa.
1.9. Dấu hiệu thiếu vitamin C - Thường bị chảy máu cam
Khi thiếu vitamin C, các mạch máu, đặc biệt là mạch máu nhỏ trong mũi yếu đi và dễ bị vỡ. Chỉ cần một tác động nhỏ như hỉ mũi mạnh, mạch máu trong mũi bị vỡ và gây ra chảy máu cam. Ngoài ra, thiếu vitamin C cũng làm tăng nguy cơ chảy máu, khó ngừng chảy.
1.10. Dễ bị cảm lạnh là dấu hiệu thiếu vitamin C
Dễ bị cảm lạnh liên quan đến hệ miễn dịch yếu. Vitamin C tích tụ bên trong nhiều loại tế bào có khả năng chống lại nhiễm trùng và tiêu diệt các tác nhân gây bệnh. Nghiên cứu đã chỉ ra, người thiếu vitamin C trong thời gian dài có thể tử vong vì nhiễm trùng do hệ thống miễn dịch hoạt động kém.
1.11. Tăng cân không rõ nguyên nhân là dấu hiệu thiếu vitamin C
Vitamin C có khả năng điều chỉnh quá trình giải phóng chất béo từ các tế bào mỡ và giảm hormone gây căng thẳng. Một nghiên cứu chứng minh được, người nồng độ vitamin C trong máu thấp có nguy cơ bị béo bụng cao hơn.
Tăng cân không rõ nguyên nhân là dấu hiệu thiếu vitamin C
1.12. Dấu hiệu thiếu vitamin C - Nang lông đỏ ửng
Nang lông chứa nhiều mạch máu nhỏ cung cấp máu và chất dinh dưỡng. Nếu cơ thể thiếu vitamin C, mạch máu dễ vỡ, xuất hiện các đốm nhỏ, đỏ tươi xung quanh nang lông. Tình trạng này xảy đến khi cơ thể bạn đã ở giai đoạn thiếu vitamin C nghiêm trọng.
2. Lưu ý khi bổ sung vitamin C cho cơ thể
Lượng vitamin C khuyến nghị hàng ngày là 90mg đối với nam giới và 75mg đối với nữ giới. Bổ sung “thừa” vitamin C không gây độc, nhưng bạn có thể gặp phải các hiện tượng đau bụng, tiêu chảy và buồn nôn. Ngoài chú ý đến liều lượng, bạn nên tìm hiểu các nguồn thực phẩm giàu vitamin C và thời điểm bổ sung hiệu quả.
2.1. Bổ sung vitamin C cho người có tiền sử bị đau dạ dày
Vitamin C giúp tăng cường hệ miễn dịch, ức chế vi khuẩn Helicobacter pylori gây viêm loét dạ dày. Tuy nhiên, vitamin dạng viên sủi hoặc đồ chua nếu ăn khi đói làm cho người mắc bệnh dạ dày dễ ợ hơi, ợ nóng, co cơ bụng,... Vậy nên, người bị đau dạ dày nên bổ sung vitamin C khi đã ăn no và ưu tiên sử dụng các loại thực phẩm:
- Súp lơ xanh hoặc trắng.
- Ổi.
- Ớt chuông có màu đỏ.
- Kiwi.
- Đu đủ.
- Dâu tây.
- Măng tây.
- Bơ.
- Họ nhà đậu.
- Cà rốt.
Vitamin C giúp tăng cường hệ miễn dịch, ức chế vi khuẩn Helicobacter pylori gây viêm loét dạ dày
2.2. Nguồn thực phẩm giàu vitamin C
Một số nguồn thực phẩm tốt cung cấp nhiều vitamin C (đơn vị tính trên mỗi cốc) bao gồm:
- Cherry: 2.740% RDI (Lượng khuyến cáo hàng ngày).
- Ổi: 628% RDI.
- Blackcurrants: 338% RDI.
- Ớt chuông đỏ ngọt: 317% RDI.
- Kiwi: 273% RDI.
- Vải: 226% RDI.
- Chanh: 187% RDI.
- Cam: 160% RDI.
- Dâu tây: 149% RDI.
- Đu đủ: 144% RDI.
- Súp lơ xanh: 135% RDI.
- Ngò tây: 133% RDI.
2.3. Thời điểm bổ sung vitamin C tốt nhất
Vitamin C dễ bị phân hủy nếu tiếp xúc với nhiệt độ. Vì vậy, trái cây và rau sống là nguồn cung vitamin C tốt hơn so với các thực phẩm đã nấu chín. Theo các chuyên gia, thời gian bổ sung vitamin C tốt nhất là khi đói bụng, nếu bạn không mắc các bệnh về dạ dày. Bạn nên sử dụng vitamin C từ nước uống hoặc hoa quả trước khi ăn sáng 30 phút hoặc sau bữa ăn 2 tiếng.
Bạn nên sử dụng vitamin C từ nước uống hoặc hoa quả trước khi ăn sáng 30 phút hoặc sau bữa ăn 2 tiếng
3. Ảnh hưởng khi cơ thể bị thiếu vitamin C
Các đối tượng dễ bị thiếu vitamin C là: Người hút thuốc lá, nghiện rượu, mắc bệnh kém hấp thu hoặc người cao tuổi. Khi cơ thể thiếu vitamin C, các vấn đề về sức khỏe xảy ra là:
- Thiếu máu: Vitamin C tăng cường hấp thu sắt, vậy nên thiếu vitamin C đồng nghĩa cơ thể hấp thu sắt kém, làm bạn bị thiếu máu.
- Bệnh về xương khớp: Người thiếu vitamin C có nguy cơ cao bị loãng xương, gãy xương, thoái hóa khớp,...
- Bệnh tim mạch: Vì mạch máu kém bền, bạn gặp phải các bệnh về tim mạch như thành mạch yếu, thoát mạch,...
- Bệnh Scorbut: Điển hình khi thiếu vitamin C là Scorbut với các biểu hiện chính là viêm lợi, sưng khớp, xuất huyết dưới da,...
- Ung thư: Cơ thể bị tấn công bởi các gốc tự do, gây ra nhiều bệnh lý, nghiêm trọng nhất là ung thư.
Qua bài viết, bạn đọc đã tìm hiểu về các dấu hiệu thiếu vitamin C thường thấy nhất. Bạn hãy cung cấp đủ vitamin C cho cơ thể bằng cách ăn uống lành mạnh và bổ sung đầy đủ các loại khoáng chất. Nếu gặp phải vấn đề về sức khoẻ răng miệng, bạn hãy gọi ngay cho nha khoa Tâm Đức Smile qua Hotline 19008040 - 0329851079 (Có sử dụng Zalo/Viber) hoặc bảng sau đây.