DINH DƯỠNG TRONG ĐẬU HŨ: HÀM LƯỢNG DINH DƯỠNG VÀ TÁC DỤNG ĐỐI VỚI CƠ THỂ

 

1. Hàm lượng dinh dưỡng trong đậu hũ

Đậu hũ được làm từ đậu nành. Các nước sản xuất đậu nành lớn nhất hiện nay bao gồm Trung Quốc, Brazil, Mỹ, Argentina. Đậu hũ có nguồn gốc từ Trung Quốc cách đây 2000 năm. Người ta cho rằng món đậu hũ xuất hiện từ thời nhà Tây Hán (206 TCN – 9 CN).

Đậu hũ chứa lượng protein rất lớn, tốt cho người ăn chay và những người muốn giảm cân. Thành phần dinh dưỡng trong đậu hũ có canxi, sắt, và các khoáng chất khác. Bạn hãy theo dõi bảng thành phần sau đây để hiểu rõ hơn về dinh dưỡng trong đậu hũ:

Loại chất

Hàm lượng trong 100 gram đậu hũ

Protein

8 gam

Carbs

2 gam

Chất xơ

1 gam

Canxi

4 gam

Mangan

31%RDI

Selen

14%RDI

Photpho

12%RDI

Đồng

11%RDI

Magie

9%RDI

Sắt

9%RDI

Kẽm

6%RDI

 

Khi phân tích thành phần dinh dưỡng trong đậu hũ, chuyên gia nhận thấy đậu hũ chứa 2 chất có thể gây độc cho cơ thể:

  • Chất chống trypsin: Đây là chất ức chế enzyme tiêu hóa protein. Tuy nhiên, hàm lượng trypsin trong đậu hũ đã giảm đáng kể sau khi lên men, chế biến luộc, kho, rán,...
  • Phytates: Chất này liên kết với sắt, kẽm, canxi và magie, tạo thành các hợp chất không hòa tan. Sử dụng phytates sẽ làm giảm khả năng hấp thụ khoáng chất của cơ thể.

Dinh dưỡng trong đậu hũ

Đậu hũ là món ăn thích hợp cho người ăn chay

2. Tác dụng của đậu hũ đối với cơ thể

Đưa đậu hũ vào thực đơn hàng ngày giúp bạn có chế độ ăn uống cân bằng, nhiều dinh dưỡng. Dinh dưỡng trong đậu hũ có tác dụng giúp ngăn ngừa ung thư, loãng xương, tiểu đường,...

2.1. Dinh dưỡng trong đậu hũ giúp bạn cải thiện trí nhớ

Protein là thành phần chính của tế bào não và đóng vai trò ổn định chức năng não bộ. Đậu hũ cung cấp nguồn protein cao với đầy đủ các axit amin thiết yếu. Axit amin giúp cải thiện sự kết nối giữa các tế bào thần kinh, duy trì cấu trúc não bộ và hỗ trợ truyền tải xung điện. Các tế bào thần kinh hoạt động hiệu quả mới đem lại trí nhớ tốt.

Đậu hũ còn chứa các chất chống oxy hóa isoflavones. Chất có tác dụng làm chậm quá trình lão hóa và giảm nguy cơ mắc các bệnh suy giảm trí nhớ như Alzheimer. Isoflavones giúp duy trì trí nhớ bằng cách bảo vệ tế bào não khỏi tổn thương. Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với trí nhớ của phụ nữ trên 65 tuổi.

2.2. Dinh dưỡng trong đậu hũ xoa dịu triệu chứng tiền mãn kinh

Đậu hũ có tác dụng đối với sức khỏe phụ nữ giai đoạn tiền mãn kinh. Cụ thể:

  • Isoflavones giúp cân bằng hormone và giảm các triệu chứng liên quan đến suy giảm estrogen trong giai đoạn tiền mãn kinh.
  • Các dấu hiệu nóng trong người, rối loạn giấc ngủ và thay đổi tâm trạng ở phụ nữ dần được cải thiện.
  • Một số nghiên cứu cho thấy isoflavones có thể làm giảm tần suất và mức độ nghiêm trọng của cơn bốc hỏa.
  • Giai đoạn mãn kinh ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe làn da của người phụ nữ. Da thường sạm nám, thiếu sức sống và nhăn nheo. Nếu bổ sung 40mg isoflavone mỗi ngày lấy từ đậu hũ sẽ làm tăng độ đàn hồi và giảm nếp nhăn.

2.3. Dinh dưỡng trong đậu hũ giúp phòng ngừa loãng xương

Đậu hũ là nguồn thực phẩm rất tốt cho phòng ngừa bệnh loãng xương. Nguyên nhân do đậu hũ chứa các dinh dưỡng:

  • Isoflavone là hợp chất thực vật có trong đậu nành, nguyên liệu chính để làm đậu hũ. Isoflavone ức chế hoạt động của các tế bào phá hủy xương. Bổ sung 80mg isoflavone mỗi ngày giúp tăng cường khả năng hấp thụ canxi cho cơ thể.
  • Đậu hũ là nguồn cung cấp canxi lớn - một khoáng chất thiết yếu bảo vệ xương chắc khỏe. Bổ sung đủ lượng canxi giúp giảm nguy cơ bị loãng xương, gãy xương, vôi hóa ở người cao tuổi, người tiền mãn kinh.
  • Protein trong đậu hũ giúp duy trì khối lượng cơ bắp và hỗ trợ quá trình tái tạo xương. Từ đó giúp bạn đẩy nhanh tiến độ phục hồi xương sau điều trị.

Dinh dưỡng trong đậu hũ

Chất dinh dưỡng trong đậu hũ có tác dụng phòng ngừa loãng xương rất tốt

2.4. Dinh dưỡng trong đậu hũ có tác dụng phòng ngừa bệnh ung thư

Việc tiêu thụ đậu hũ đúng cách có thể giảm nguy cơ mắc một số loại ung thư sau:

  • Ung thư vú: Isoflavone trong đậu hũ có khả năng điều hòa hormone estrogen, giúp giảm nguy cơ phát triển ung thư vú. Đặc biệt ở phụ nữ trong giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh.
  • Ung thư tuyến tiền liệt: Isoflavone gắn kết với các thụ thể estrogen trên tế bào ung thư trong mô tuyến tiền liệt. Isoflavone kích hoạt quá trình tự hủy của tế bào ung thư, ngăn chặn tế bào phát triển.
  • Ung thư đường tiêu hóa: Chất xơ trong đậu hũ giúp cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh, giảm nguy cơ viêm mãn tính. Từ đó hỗ trợ quá trình đào thải các chất độc hại gây viêm dạ dày, ung thư đại tràng, ung thư dạ dày.

2.5. Dinh dưỡng trong đậu hũ có tác dụng ngừa bệnh tiểu đường

Đậu hũ có tác dụng phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả, lý do bởi:

  • Chất xơ trong đậu hũ giúp làm chậm quá trình tiêu hóa và hấp thụ đường. Điều này có ý nghĩa ổn định lượng đường huyết trong máu.
  • Chất xơ nuôi dưỡng vi khuẩn có lợi trong đường ruột, cải thiện chức năng hệ tiêu hóa và tăng cường miễn dịch.
  • Bạn cảm thấy no lâu hơn khi ăn đậu hũ nhờ thành phần dinh dưỡng protein. Protein giúp bạn kiểm soát lượng calo nạp vào và giảm cảm giác thèm ăn.
  • Đậu hũ chứa ít chất béo bão hòa nên khi hạn chế ăn sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Đây là một trong những biến chứng của bệnh tiểu đường.

Dinh dưỡng trong đậu hũ

Ăn đậu hũ không làm gia tăng lượng đường trong máu

3. Hướng dẫn ăn đậu hũ đúng cách và gợi ý các món ăn ngon từ đậu hũ

Dinh dưỡng trong đậu hũ rất đa dạng. Để tăng hiệu quả hấp thụ tốt, bạn chú ý liều lượng dùng đậu hũ, kết hợp chế độ ăn uống khoa học và lối sống lành mạnh.

3.1. Nhóm người không nên ăn đậu hũ

Đậu hũ là thực phẩm giàu dinh dưỡng và có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, một số nhóm người cần hạn chế hoặc tránh ăn đậu hũ bao gồm:

  • Người bệnh thận: Thận có chức năng lọc máu và loại bỏ các chất thải, bao gồm cả phốt pho dư thừa. Khi thận của bạn yếu, khả năng lọc máu giảm và dẫn đến phốt pho tích tụ trong máu. Phốt pho kết hợp với canxi từ đậu hũ tạo thành các tinh thể đọng trên thành mạch máu. Tinh thể là nguyên nhân gây xơ cứng động mạch và tăng nguy cơ tim mạch.
  • Người bị gout: Đậu hũ chứa purin, một chất có thể làm tăng nồng độ axit uric trong máu và gây ra các triệu chứng bệnh gout. Biểu hiện là đau cứng khớp và sưng tấy đỏ, nhất là vào buổi đêm. Người bị gout nên hạn chế các thực phẩm giàu purin như đậu hũ, nội tạng động vật, hải sản.
  • Người thiếu máu: Chất xơ trong đậu hũ có thể cản trở quá trình hấp thụ sắt và làm cho tình trạng thiếu máu trở nên nghiêm trọng.
  • Người bị suy tuyến giáp: Isoflavone trong đậu hũ ảnh hưởng đến quá trình sản xuất hormone tuyến giáp.
  • Người có vấn đề về tiêu hóa: Nếu bạn ăn quá nhiều đậu hũ có thể bị trướng bụng, đầy hơi và khó tiêu.

3.2. Gợi ý một số món ăn ngon được chế biến từ đậu hũ

Đậu hũ còn ấm, vừa được bỏ ra khỏi khuôn bạn có thể thưởng thức ngay. Để tăng sự hấp dẫn và hàm lượng dinh dưỡng trong đậu hũ, bạn tham khảo một vài gợi ý chế biến sau đây:

  • Món hấp: Đậu hũ hấp hành gừng, đậu hũ hấp nấm, hấp xì dầu, thịt băm.
  • Món kho: Đậu hũ kho tiêu, kho chay, kho nấm, kho thịt lợn, củ cải.
  • Món chiên: Đậu hũ chiên giòn chấm tương ớt, chiên xù, chiên xả, chiên trứng, viên chiên, chiên sốt chua ngọt.
  • Món xào: Đậu hũ xào nấm, xào rau củ, xào cà chua, xào chay.
  • Món canh: Canh đậu hũ thịt bằm, canh cà chua, canh rong biển.

Ví dụ về thực đơn một ngày có chứa đậu hũ đơn giản, dễ chế biến bạn có thể áp dụng:

  • Bữa sáng: Súp đậu hũ bắp, sữa đậu nành.
  • Bữa trưa: Đậu hũ sốt cà chua, rau luộc, cơm gạo lứt.
  • Bữa tối: Canh đậu hũ rau củ, cá hấp, cơm gạo lứt.

Khi mua đậu hũ, bạn lưu ý chọn đậu có màu trắng ngà, bề mặt mịn, hạn chế rỗ và không có mùi chua. Theo khuyến cáo, mỗi ngày bạn nên ăn khoảng 200gram đậu hũ.

Hy vọng bài viết đã cung cấp tới bạn những kiến thức hữu ích về dinh dưỡng trong đậu hũ. Đậu hũ là thực phẩm tốt cho sức khỏe và rất phù hợp cho người ăn chay. Bạn nên kết hợp đậu hũ với các loại thực phẩm khác trong bữa ăn để đảm bảo dinh dưỡng. Khi chế biến đậu hũ, bạn hãy hạn chế sử dụng dầu mỡ để giảm lượng calo nạp vào.

Quý khách cần thăm khám sức khoẻ răng miệng, hãy liên hệ với nha khoa Tâm Đức Smile để được tư vấn miễn phí bằng cách:

ĐĂNG KÝ

TƯ VẤN TRỰC TIẾP

HỆ THỐNG NHA KHOA TÂM ĐỨC SMILE
Các chi nhánh