Trang chủ / Kiến thức quanh ta / HẠI KHUẨN LÀ GÌ? CÁCH CÂN BẰNG LỢI KHUẨN VÀ HẠI KHUẨN BÊN TRONG CƠ THỂ

HẠI KHUẨN LÀ GÌ? CÁCH CÂN BẰNG LỢI KHUẨN VÀ HẠI KHUẨN BÊN TRONG CƠ THỂ

Cơ thể của chúng ta là một hệ sinh thái thu nhỏ, mỗi nhóm vi sinh đều đóng vai trò cân bằng và duy trì hoạt động bình thường. Bên cạnh nhóm lợi khuẩn, hại khuẩn cũng trú chân trong cơ thể người, gây ra nhiều nguy cơ với hệ tiêu hóa và sức đề kháng. Vậy hại khuẩn là gì? Cơ chế hoạt động và cách cân bằng hệ vi sinh trong cơ thể ra sao? Mời bạn theo dõi ngay bài viết dưới đây để tham khảo ý kiến chuyên gia.

1. Hại khuẩn là gì?

Ngược lại với nhóm vi khuẩn có lợi, hại khuẩn là các vi khuẩn có khả năng gây hại cơ thể. Hiện nay, các nhà khoa học đã ghi nhận có hàng trăm chủng hại khuẩn khác nhau, ví dụ như Shigella, E.coli,... Hại khuẩn tồn tại trong cơ thể và được kiểm soát bởi các nhóm lợi khuẩn, hình thành nên một hệ vi sinh khỏe mạnh, cân bằng.

1.1. Cơ chế hoạt động của hại khuẩn

Các nhóm vi khuẩn có hại chiếm 15% tổng số vi khuẩn trong hệ tiêu hóa của chúng ta. Bên cạnh đó, các nhóm hại khuẩn khác cũng tấn công nhiều cơ quan trên cơ thể thông qua cơ chế ngoại hoặc nội độc tố.

  • Một số nhóm vi khuẩn mang mầm bệnh gây bệnh cho cơ thể như: Vi khuẩn gây Lao (Mycobacterium tuberculosis); Bệnh tả (Vi khuẩn gram âm Vibrio cholerae), tiêu chảy (E.Coli),... Vì thế, chúng được xem là các hại khuẩn đối với con người.
  • Chúng có cấu trúc đặc biệt và bám dính vào tế bào chủ. Khi có mật độ đủ dày, hại khuẩn tiếp tục xâm nhập vào tế bào chủ, “tranh” thức ăn, không gian sống của tế bào.
  • Một số loại hại khuẩn có khả năng sản sinh ra độc tố gây hại cho tế bào chủ, phá hủy tế bào và ức chế hệ miễn dịch.

Bên cạnh đó, nếu cơ thể chúng ta tiếp xúc với một số nhóm vi khuẩn gây hại, hệ miễn dịch nhận biết và tạo phản ứng như sưng, viêm. Lúc này, các thuốc kháng sinh, kháng viêm có thể phát huy được hiệu quả để giảm phản ứng quá mức của hệ thống miễn dịch. 

hại khuẩn là gì cách cân bằng lợi khuẩn

Hại khuẩn là các vi khuẩn có khả năng gây hại cơ thể

1.2. Nguyên nhân gây mất cân bằng hệ vi sinh vật bên trong cơ thể

Hệ vi sinh vật đường ruột là cộng đồng gồm hàng nghìn tỷ vi khuẩn, virus và nấm chung sống hòa bình. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, một số nguyên nhân cốt yêu gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột bao gồm:

  • Chế độ ăn uống không lành mạnh: Các loại thức ăn nhanh, thực phẩm không đảm bảo vệ sinh gây nên tình trạng hại khuẩn tăng nhanh. Cộng thêm với chế độ ăn uống không điều độ, thường xuyên bỏ bữa gây bệnh dạ dày, hệ vi sinh đường ruột bị mất cân bằng.
  • Stress: Hệ sinh thái bên trong cơ thể được cân bằng bởi tỷ lệ lợi - hại khuẩn tương ứng 85 - 15%. Nếu não bộ cảm thấy stress, lượng lợi khuẩn trong cơ thể sẽ bị giảm đi, dẫn đến hại khuẩn tăng lên gây mất cân bằng hệ vi sinh.
  • Lạm dụng thuốc kháng sinh: Thuốc kháng sinh giúp hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn, giảm các phản ứng quá mức của cơ thể. Tuy nhiên, nếu bạn lạm dụng thuốc kháng sinh lâu dài vô tình giết chết lợi khuẩn, tỷ lệ hệ vi sinh trong cơ thể mất cân bằng. 
  • Bổ sung vi khuẩn có lợi sai cách: Nhiều phụ huynh có thói quen cho con sử dụng men vi sinh. Nhưng nhiều người lại thực hiện sai cách như: Pha men vào nước, cháo hoặc sữa nóng.
  • Cơ chế lão hóa tự nhiên của cơ thể: Các nhà khoa học đã chứng minh được mối liên hệ giữa độ tuổi và quá trình giảm lợi khuẩn trong cơ thể. Đó là lý do vì sao người lớn tuổi có nhiều nguy cơ mắc bệnh đường ruột hơn.

hại khuẩn là gì cách cân bằng lợi khuẩn

Khi stress, lượng lợi khuẩn sẽ bị giảm đi và hại khuẩn tăng lên gây mất cân bằng hệ vi sinh

1.3. Đối tượng dễ mắc các bệnh đường ruột

Hầu hết mọi người đều có nguy cơ mắc bệnh về đường ruột. Tuy nhiên, các nhóm đối tượng dưới đây có tỷ lệ cao hơn rõ rệt:

  • Trẻ em: Trẻ nhỏ thường có hệ miễn dịch chưa hoàn chỉnh, chưa có ý thức chăm sóc sức khỏe nên tỷ lệ mắc bệnh đường ruột rất cao. Một số bệnh đường ruột thường gặp ở trẻ em như nhiễm ký sinh trùng, tiêu chảy, dịch tả,...
  • Người cao tuổi: Với người già, hệ tiêu hóa suy yếu do lượng lợi khuẩn giảm, tạo điều kiện cho các chứng bệnh phát sinh. Ngoài ra, người già cũng là nhóm dễ gặp ung thư hệ tiêu hóa.
  • Những người sinh sống trong điều kiện môi trường không đảm bảo vệ sinh: Điều kiện nước uống, thực phẩm không đảm bảo dẫn đến hại khuẩn xâm nhập cơ thể tăng cao. Từ đó, mọi người dễ phát sinh các bệnh đường ruột và mất cân bằng hệ vi sinh cơ thể.

2. Phòng tránh hại khuẩn gây bệnh cho cơ thể

Hại khuẩn xuất hiện ở một tỷ lệ nhất định vẫn đảm bảo cân bằng hệ sinh cho cơ thể. Dưới đây là tổng hợp cách phòng tránh hại khuẩn tăng đột biến, bảo vệ sức khỏe của chuyên gia.

2.1. Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học

Một chế độ dinh dưỡng khoa học, đảm bảo vệ sinh là chìa khóa cho hệ vi sinh cơ thể được cân bằng. Theo khuyến cáo của các chuyên gia, bạn nên lưu ý xây dựng các thói quen bổ sung thực phẩm dưới đây:

  • Thực hiện chế độ ăn đồ chín, uống nước sôi. 
  • Hạn chế ăn các loại thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm đóng gói bên ngoài. 
  • Bổ sung các sản phẩm sữa chua hoặc sữa chua uống chứa lợi khuẩn thường xuyên, đúng cách.
  • Cân bằng giữa các nhóm thực phẩm như thịt, cá và tăng cường sử dụng các loại rau, củ quả giàu Prebiotic tạo lợi khuẩn cho cơ thể,... Ví dụ các loại rau diếp xoắn, súp lơ xanh, rau ngót, rau Bina,... đều chứa nhiều Prebiotic.
  • Đối với trẻ sơ sinh, chế độ dinh dưỡng với đầy đủ sữa mẹ trong 6 tháng đầu sẽ tạo nền tảng tốt nhất cho hệ vi sinh đường ruột.

hại khuẩn là gì cách cân bằng lợi khuẩn

Một chế độ dinh dưỡng khoa học là chìa khóa cho hệ vi sinh cơ thể được cân bằng

2.2. Uống nhiều nước

Bạn nên bổ sung đầy đủ chất lỏng, đặc biệt là nước lọc để làm mềm phân trong ruột già. Mỗi ngày, chúng ta được khuyến khích sử dụng từ 2 lít đến 2.5 lít nước tùy theo cân nặng của từng người. Tạo thói quen uống đủ nước giúp bạn hạn chế tình trạng táo bón, ngăn ngừa các vi khuẩn có hại sinh sôi trong ruột.

2.3. Tập luyện thể thao

Khoa học hiện đại đã cho thấy mối liên hệ chặt chẽ giữa hoạt động tập luyện thể thao điều độ với sức khỏe hệ miễn dịch. Ngoài ra, việc duy trì tập luyện thể thao định kỳ cũng giúp giảm stress, ngăn ngừa nguy cơ dẫn đến tỷ lệ hại khuẩn vượt mức cho phép. Tất nhiên, bạn nên cân bằng thời gian tập luyện và các bài tập phù hợp với cơ thể, tránh chấn thương.

Ngoài ra, rèn luyện thể dục, thể thao còn kích thích nhu động ruột, giúp thức ăn di chuyển qua đường tiêu hóa nhanh hơn. Nhờ đó, bạn không còn gặp các hiện tượng táo bón, giảm thiểu sự phát triển của vi khuẩn có hại.

2.4. Bổ sung lợi khuẩn

Bạn có thể bổ sung lợi khuẩn từ bên ngoài bằng cách sử dụng thực phẩm chứa lợi khuẩn. Ví dụ như: Thực phẩm lên men (sữa chua, Miso, kimchi, sữa chua uống) hoặc các loại thực phẩm chức năng. Trên thị trường có rất nhiều sản phẩm bổ sung lợi khuẩn bằng cách uống. 

hại khuẩn là gì cách cân bằng lợi khuẩn

Sữa chua uống sẽ giúp bạn bổ sung lợi khuẩn

Nếu gặp phải các dấu hiệu dưới đây, bạn nên tăng cường bổ sung lợi khuẩn cho cơ thể:

  • Thường xuyên gặp vấn đề về đường tiêu hóa: Nếu bạn thường xuyên gặp phải vấn đề như hội chứng ruột kích thích, ăn nhiều không béo, không dung nạp chất dinh dưỡng. 
  • Cân nặng thay đổi thất thường: Người bị thừa cân, tích mỡ thường là do hệ tiêu hóa hoạt động kém ổn định, quá trình trao đổi chất kém. Trong trường hợp này, cơ thể bạn đang dần mất cân bằng, hại khuẩn hoạt động mạnh.
  • Các dấu hiệu khác của cơ thể: Bạn bị lên mụn bất thường, mẩn ngứa da hoặc tự nhiên có mùi hôi cơ thể, hôi miệng,... 

Việc bổ sung lợi khuẩn cần được kiểm soát với liều lượng phù hợp. Bạn không nên quá lạm dụng các loại thực phẩm chức năng như men vi sinh, viên ngậm,... Nếu lượng lợi khuẩn tăng đột biến, hệ vi sinh đường ruột cũng bị mất cân bằng. 

Trên đây là tổng hợp những thông tin về hại khuẩn là gì, cơ chế gây ảnh hưởng và đặc biệt là cách cân bằng vi sinh đường ruột. Hy vọng những phân tích trên là hữu ích để bạn chăm sóc sức khỏe của bản thân và gia đình.

Nếu gặp vấn đề về sức khoẻ răng miệng, bạn đừng ngần ngại liên hệ với nha khoa Tâm Đức Smile để được tư vấn miễn phí bằng cách:

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN TRỰC TIẾP

Hoặc gọi 1900 8040 để được hỗ trợ trực tiếp