Trang chủ / Kiến thức quanh ta / TỔNG HỢP 14+ THỰC PHẨM BỔ SUNG MÁU TỐT CHO PHỤ NỮ

TỔNG HỢP 14+ THỰC PHẨM BỔ SUNG MÁU TỐT CHO PHỤ NỮ

Trong cơ thể con người, lượng máu chiếm khoảng 7%. Máu có chức năng vận chuyển Oxy và các chất dinh dưỡng trong cơ thể, giúp con người duy trì hoạt động sống. Bất kỳ độ tuổi hay giới tính nào, máu cũng là nguồn sống không thể thiếu. Phụ nữ thường gặp tình trạng thiếu máu nhiều hơn đàn ông, bởi chu kỳ kinh nguyệt, quá trình sinh nở,... Vì vậy, phụ nữ cần tìm hiểu về các thực phẩm bổ sung máu. Bạn hãy theo dõi bài viết sau đây để tìm hiểu chi tiết hơn về chủ đề này.

1. Các loại thực phẩm bổ sung máu

Theo nghiên cứu y học từ tháng 10/2022 đến tháng 7/2023, có 30,3% tỷ lệ phụ nữ mang thai gặp tình trạng thiếu máu. Trong số đó, có 22% trường hợp bị thiếu chất sắt trong máu. Kết quả này cho thấy, việc chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ nói chung và thai phụ nói riêng chưa thực sự được chú trọng.

Máu là một dạng mô lỏng, lưu thông qua hệ tuần hoàn của cơ thể để duy trì sự sống. Khi bị thiếu máu, cơ thể bạn sẽ mệt mỏi, thiếu ngủ, giảm trí nhớ, thường xuyên tê bì chân tay,... Các triệu chứng kể trên sẽ biểu hiện rõ rệt hơn ở phụ nữ. Vì vậy, bạn cần tìm cách bổ sung máu để duy trì cơ thể khỏe mạnh.

Cách bổ sung máu an toàn nhất chính là thông qua nguồn thực phẩm sử dụng hàng ngày. Sau đây là một vài thực phẩm bổ sung máu bạn nên tham khảo.

các thực phẩm bổ sung máu cho phụ nữ

 Khi bị thiếu máu, cơ thể bạn sẽ mệt mỏi, thiếu ngủ

1.1. Nhóm thực phẩm bổ sung máu giàu sắt

Các nhà khoa học đã chỉ ra: Trong tế bào hồng cầu chứa đến 70% chất sắt của cơ thể. Sắt chính là thành phần không thể thiếu trong quá trình sản xuất máu. Vì vậy, khi bị thiếu máu, việc bạn cần làm đầu tiên chính là bù lượng sắt bị hao hụt.

Nếu lượng sắt dự trữ ở đàn ông là 1.000mg đủ trong 3 năm, thì con số này ở phụ nữ chỉ khoảng 600mg đủ trong 6 tháng. Do đó, phụ nữ phải dùng nhiều thực phẩm bổ sung máu giàu sắt. Thiếu chất sắt trong máu sẽ dẫn đến các tình trạng: Thiếu máu, mệt mỏi, suy giảm nhận thức, rụng tóc nhiều,...

Bác sĩ khuyến nghị lượng sắt cần nạp vào cơ thể mỗi ngày là 18mg. Bạn có thể tham khảo qua 1 vài thực phẩm bổ sung máu giàu sắt sau đây.

  1. Các loại đậu

Trong khoảng 200gr đậu sẽ có 6,6mg sắt, tỷ lệ này tương đương với 37% nhu cầu về lượng sắt của cơ thể trong 1 ngày. Ngoài chất sắt, các loại đậu còn giàu Kali, Magie, Folate,... tất cả đều là những hoạt chất cần thiết để cơ thể duy trì sức khỏe.

Bạn có thể dùng nhiều loại đậu khác nhau: Đậu xanh, đậu nành, đậu ván, đậu hà lan,... Bác sĩ cho biết, các loại đậu rất tốt cho những người bị bệnh tiểu đường, tim mạch, béo phì,... Vì vậy, không chỉ người bị thiếu máu mới cần ăn đậu. Đặc biệt, đậu nành còn hỗ trợ giảm các triệu chứng thời kỳ mãn kinh và tiền mãn kinh, giúp nữ giới kéo dài tuổi trẻ và sức khỏe.

các thực phẩm bổ sung máu cho phụ nữ

Ngoài chất sắt, các loại đậu còn giàu các chất cần thiết cho cơ thể

Các loại đậu được chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn khác nhau, chẳng hạn như:

  • Món hầm: Củ sen hầm đậu xanh, súp rau và đậu, đậu ngự hầm khoai sọ,...
  • Món chè: Chè đậu trắng hạt sen, chè đậu xanh cốt dừa, chè đậu đen,...
  • Món xào: Rau củ xào kiểu Thái, đậu xào măng tây,...

Bạn hãy linh hoạt thay đổi các món ăn khác nhau trong thực đơn mỗi ngày để tăng thêm khẩu vị, đa dạng thành phần dinh dưỡng. Với các món ăn làm từ đậu, bạn nên ngâm đậu trước khi nấu để đậu mềm hơn. Khi nấu, bạn đun bằng lửa nhỏ để đậu chín, hỗ trợ tiêu hoá dễ dàng. Bạn không nên lấy nước ngâm đậu để chế biến món ăn, vì nước ngâm sẽ hấp thụ Carbohydrate gây khó tiêu, tạo khí trong ruột.

  1. Gan và nội tạng

Gan và nội tạng cũng thuộc nhóm thực phẩm bổ sung máu giàu sắt. Bạn có thể dùng các loại nội tạng như: Tim, não, thận,... của động vật. Trong 100mg gan bò có chứa 6,5mg sắt, lượng này đủ đáp ứng 36% nhu cầu về lượng sắt trong 1 ngày của cơ thể. Ngoài chất sắt, nội tạng động vật cũng giàu Vitamin B, Vitamin A, Protein,... 

các thực phẩm bổ sung máu cho phụ nữ

Gan và nội tạng cũng thuộc nhóm thực phẩm bổ sung máu giàu sắt

Tuy nhiên, những người có hàm lượng Cholesterol trong máu cao thì không nên ăn nội tạng động vật. Vì trong nội tạng có nhiều Cholesterol và chất béo bão hòa. Gan và nội tạng có thể dùng để chế biến thành nhiều món ăn ngon. Sau đây là một vài gợi ý:

  • Món xào: Gan heo xào hành tây, gan heo xào mướp, gan heo xào chua ngọt,...
  • Món nướng: Lòng non nướng nghệ, lòng non nướng sa tế,...
  • Món hầm: Cháo lòng, phá lấu,...

Khi chế biến nội tạng, bạn cần làm sạch kỹ, vì một số loại nội tạng động vật có thể có độc. Nguyên nhân là do cỏ, thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm thường chứa thuốc trừ sâu hoặc 1 vài chất có hại khác. Trước khi chế biến, bạn cần trụng sơ nội tạng động vật qua nước sôi để làm sạch. Sau đó, bạn nấu chín thực phẩm trong thời gian ngắn để chất dinh dưỡng không bị hòa vào trong nước và bay hơi.

  1. Thịt đỏ

Các loại thịt đỏ như: Thịt cừu, thịt bò, thịt dê,... là nhóm thực phẩm bổ sung máu giàu sắt cần kể đến. Trong 100mg thịt bò sẽ có chứa 2,7mg chất sắt, lượng này chiếm 15% nhu cầu của cơ thể trong 1 ngày. Nhóm thịt đỏ cũng chứa nhiều Vitamin B, kẽm và Protein,... rất thích hợp để tẩm bổ cho những người có cơ địa yếu hoặc vừa mới ốm dậy.

Tương tự như gan và nội tạng động vật, thịt đỏ cũng chứa nhiều Cholesterol và chất béo bão hòa. Nếu bạn có chỉ số mỡ trong máu cao thì nên hạn chế ăn thịt đỏ. Lượng chất sắt trong thịt đỏ rất có lợi cho người bị thiếu máu, đặc biệt là trẻ vị thành niên và phụ nữ đang trong kỳ kinh nguyệt.

các thực phẩm bổ sung máu cho phụ nữ

Nhóm thịt đỏ rất thích hợp để tẩm bổ cho những người vừa mới ốm dậy

Một vài món ăn ngon lành được chế biến từ thịt đỏ là:

  • Thịt bò: Bò bít tết, bò kho, bò tảng nướng,...
  • Thịt cừu: Sườn cừu nướng, thịt cừu hầm đậu trắng, cà ri cừu,...
  • Thịt dê: Thịt dê hấp tía tô, cháo thịt dê, thịt dê nướng chao,...

Thịt đỏ tốt cho người đang bị thiếu máu, nhưng bạn chỉ nên ăn thịt đỏ với lượng thích hợp. Mỗi tuần, bạn ăn khoảng 300-500mg thịt đỏ, ăn 2 lần/tuần. Bạn cần ăn thịt đỏ kèm với các loại rau củ để cơ thể hấp thu chất dinh dưỡng từ thịt một cách tốt nhất.

1.2. Nhóm thực phẩm bổ sung máu và cung cấp Protein

Protein cũng là hoạt chất quan trọng tồn tại trong máu. Theo dòng chảy của máu, Protein đảm nhiệm chức năng dẫn truyền chất dinh dưỡng đến các tế bào, đồng thời lưu trữ dinh dưỡng cho cơ thể. 

Trong một kết quả nghiên cứu, các nhà khoa học đã chứng minh rằng: Phụ nữ ăn đủ 100g Protein trong 1 ngày sẽ giảm được 25% nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Thực phẩm bổ sung máu và cung cấp Protein không chỉ cải thiện được tình trạng thiếu máu mà còn hỗ trợ giảm cân, chăm sóc sức khỏe thai kỳ,...

Khi bị thiếu lượng Protein cần thiết, cơ thể phụ nữ sẽ có nhiều thay đổi theo chiều hướng tiêu cực: Da khô, da nhợt nhạt, xương dễ gãy, tóc thưa và dễ gãy rụng,... Bác sĩ cho biết, người trưởng thành cần nạp Protein với lượng 0,8g/kg (trọng lượng cơ thể). Ví dụ, phụ nữ nặng 57kg sẽ cần nạp đủ 46g Protein mỗi ngày. 

Sau đây là một vài thực phẩm bổ sung máu và cung cấp Protein bạn nên tham khảo.

  1. Trứng

Trứng chính là nguồn thực phẩm có hàm lượng Protein rất cao. Trong trứng còn giàu Vitamin và khoáng chất, nhóm chất béo lành mạnh,... Phụ nữ ăn nhiều trứng không chỉ bổ máu, mà còn tốt cho trí não và mắt. 

Trong 1 quả trứng sẽ có chứa khoảng 5-6g hàm lượng Protein, là thực phẩm bổ sung máu rất tốt. So với lòng đỏ trứng, lòng trắng trứng có lượng Protein cao hơn và chứa ít chất béo hơn. Nếu bạn có cơ địa bị dị ứng với trứng thì nên bỏ qua thực phẩm này.

các thực phẩm bổ sung máu cho phụ nữ

Trứng là nguồn thực phẩm có hàm lượng Protein rất cao

Trứng là thực phẩm rất phổ biến, bạn có thể dễ dàng tìm mua ở các cửa hàng tạp hóa hoặc siêu thị. Người ăn chay hay ăn mặn đều có thể dùng trứng. Một vài món ăn ngon làm từ trứng là:

  • Món chiên: Trứng chiên, cơm chiên trứng,..
  • Món hấp: Trứng hấp, mắm chưng với trứng,...
  • Món xào: Khổ qua xào trứng, cà chua xào trứng, mì xào trứng,...
  • Món bánh: Bánh Flan, bánh bông lan, bánh trứng Hong Kong,...

Ăn trứng luộc chính là cách tốt nhất để bạn hấp thu trọn vẹn các chất dinh dưỡng có trong trứng. Trong quá trình chế biến trứng, chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị bạn nên gia tăng sử dụng lòng trắng. Mỗi ngày, bạn không nên ăn nhiều hơn 3 trứng để tránh việc tiêu thụ quá nhiều Cholesterol. 

  1. Ức gà

Trong số các thực phẩm bổ sung máu và cung cấp Protein, ức gà là cái tên không thể thiếu. Ăn ức gà không chỉ giúp bạn bù lượng máu bị thiếu, mà còn hỗ trợ tăng cơ, xây dựng hình thể khỏe khoắn. 

Trong 100g ức gà sẽ có đến 31,02g Protein, các thành phần còn lại là chất béo, năng lượng, Vitamin và khoáng chất. Ức gà là thực phẩm thích hợp nhất dành cho chị em đang trong quá trình giảm cân và rèn luyện hình thể. Các món ăn làm từ ức gà giúp cơ thể duy trì khối lượng cơ bắp, giảm sự thèm ăn, cải thiện tinh thần và duy trì chất lượng giấc ngủ.

các thực phẩm bổ sung máu cho phụ nữ

Ăn ức gà không chỉ giúp bù lượng máu bị thiếu mà còn hỗ trợ tăng cơ

Bạn đừng bỏ qua các món ngon làm từ ức gà sau đây:

  • Ức gà áp chảo.
  • Salad ức gà.
  • Ức gà sốt cam.
  • Chả ức gà.
  • Chà bông ức gà.
  • Miến trộn ức gà,...

Ức gà là thực phẩm bổ sung máu và giàu Protein, tuy nhiên, người bị bệnh thận không nên ăn ức gà. Nấu chín kỹ ức gà là cách giữ nguyên chất dinh dưỡng và diệt khuẩn gây bệnh Salmonella và Campylobacter - có trong ức gà sống. Sau khi chế biến, bạn có thể bảo quản ức gà trong ngăn mát khoảng 1 ngày, nếu ức gà còn sống thì có thể trữ đông trong 2 tháng.

  1. Phô mai

Phô mai là nguồn thực phẩm bổ sung máu giàu Protein, có lượng calo thấp. Ở Châu Âu, phô mai được ưa chuộng nhiều hơn ở Châu Á, nhưng điều này không có nghĩa phô mai không thích hợp với phụ nữ Á Đông.

Trong 1 miếng phô mai có khối lượng 226g sẽ chứa 28g Protein, đặc biệt là, trong đó chỉ có 163 calo và 1% chất béo. Nhờ đó, phụ nữ có thể dùng phô mai làm thực phẩm hàng ngày để tốt cho máu mà không cần lo lắng về tình trạng tăng cân. 

các thực phẩm bổ sung máu cho phụ nữ

Phô mai là nguồn thực phẩm bổ sung máu giàu Protein

Không chỉ có hàm lượng Protein dồi dào, thành phần dinh dưỡng trong phô mai còn có Vitamin B2, Vitamin B12, Photpho, Canxi, Selen,... Phô mai vừa có tác dụng bù đắp lượng máu bị thiếu, vừa hỗ trợ ngăn ngừa ung thư, giảm căng thẳng, kích thích hệ vi sinh đường ruột,...

Một vài món ăn hấp dẫn, bổ máu từ phô mai là:

  • Phô mai que.
  • Xúc xích phô mai.
  • Cà tím nướng phô mai.
  • Ức gà nướng phô mai.
  • Bạch tuộc phô mai.
  • Tokbokki phô mai,...

Bạn cần lưu ý rằng, phô mai không thực sự thích hợp cho phụ nữ đang mang thai và cho con bú. Những người đang trong thời kỳ phẫu thuật hoặc đang uống thuốc trị bệnh cũng cần hạn chế phô mai. Nếu bạn có tiền sử bệnh tim mạch, cao huyết áp, tiểu đường,... nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi ăn phô mai.

1.3. Nhóm thực phẩm bổ sung máu và cung cấp vitamin B12

Vitamin B12 là thành phần cần thiết trong quá trình hình thành các tế bào bạch cầu, hồng cầu và tiểu cầu. Nếu bị thiếu Vitamin B12, cơ thể bạn sẽ bị bệnh thiếu máu nguyên bào khổng lồ.

Một số triệu chứng thường thấy khi cơ thể bị thiếu Vitamin B12 là: Chóng mặt, tê ngứa tay chân, đau ngực, tim đập nhanh,... Các triệu chứng này có thể bị lầm là dấu hiệu của bệnh lý khác, nên bác sĩ sẽ thực hiện xét nghiệm để chẩn đoán chính xác. 

Liều lượng Vitamin B12 khuyến nghị cho phụ nữ mang thai là 2,6g, phụ nữ đang cho con bú là 2,8g. Để tăng cường lượng máu và cung cấp Vitamin B12 cho cơ thể, bạn cần ăn nhiều thực phẩm bổ sung máu. Sau đây là một vài gợi ý hữu ích.

  1. Nghêu

Nghêu là nguồn thực phẩm bổ sung máu giàu Vitamin B12 và Protein nạc. Theo ước tính, trong 20 con nghêu có chứa đến 7000% hàm lượng Vitamin B12 có giá trị. Nghêu còn giàu Canxi và các khoáng chất thiết yếu, giúp cho cơ thể phát triển toàn diện.

Phụ nữ đang mang thai vẫn có thể ăn nghêu để bổ sung máu như người bình thường. Thực phẩm này còn giúp lợi tiểu, dưỡng âm, cải thiện hiện tượng khát nước ở thai phụ. Nghêu còn dùng được cho người mắc bệnh mỡ trong máu, viêm dạ dày, viêm phế quản,... nhờ vào các dưỡng chất có lợi trong thành phần.

các thực phẩm bổ sung máu cho phụ nữ

Nghêu còn giàu Canxi và các khoáng chất thiết yếu giúp cho cơ thể phát triển toàn diện

Rất nhiều người thích ăn nghêu vì hương vị tươi ngon và sự đa dạng trong cách chế biến:

  • Canh nghêu đậu hũ.
  • Cháo nghêu.
  • Nghêu hấp trứng,...

Trước khi chế biến nghêu thành món ăn, bạn cần làm sạch nghêu 1 ngày trước đó để loại bỏ hoàn toàn bùn đất. Lưu ý này rất quan trọng, nhất là khi làm món ăn cho thai phụ. Nghêu phải được nấu chín kỹ, bạn tuyệt đối không ăn nghêu sống để tránh gây hại cho cơ thể.

  1. Cá hồi

Cá hồi giàu Vitamin B12, Vitamin D, Kali, sắt,... Vì vậy, cá hồi được xếp vào nhóm thực phẩm bổ sung máu nên dùng. Lượng Vitamin B12 có trong cá hồi sẽ hỗ trợ cho hoạt động của các tế bào máu và hệ thần kinh, giúp cơ thể của bạn khỏe khoắn hơn.

các thực phẩm bổ sung máu cho phụ nữ

Cá hồi được xếp vào nhóm thực phẩm bổ sung máu nên dùng

Cá hồi còn là nguồn cung cấp Axit béo Omega-3, rất thích hợp cho bệnh nhân tim mạch, ung thư hoặc bệnh Alzheimer,... Phụ nữ đang mang thai vẫn có thể bổ sung cá hồi vào khẩu phần ăn thường ngày sau khi bác sĩ xem xét về hàm lượng thủy ngân. Bạn hãy tham khảo 1 vài món ngon từ cá hồi sau đây:

  • Cá hồi áp chảo.
  • Cá hồi nướng.
  • Sashimi cá hồi.
  • Canh chua cá hồi.
  • Gỏi cá hồi,...

Chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn chỉ nên ăn cá hồi 2-3 lần trong tuần, vì ăn quá nhiều cá hồi có thể gây ra các phản ứng phụ. Cá hồi cần được sơ chế kỹ lưỡng, loại bỏ xương, rửa bằng nước muối để không còn mùi tanh. Nếu bạn bảo quản cá hồi trong ngăn đông thì nên sử dụng trong vòng 3 tháng để giữ vệ sinh an toàn thực phẩm.

  1. Sữa và các chế phẩm từ sữa

Thực phẩm bổ sung máu và cung cấp Vitamin B12 tiếp theo chính là sữa và các chế phẩm từ sữa. Trong đó, phải kể đến: Sữa tươi, phô mai, sữa chua,... Khi uống 1 ly sữa tươi nguyên chất, bạn đã đáp ứng được 46% nhu cầu của cơ thể về hàm lượng Vitamin B12 trong ngày. 

Các nhà nghiên cứu khẳng định, sữa và chế phẩm từ sữa là nguồn cung cấp Vitamin B12 tốt nhất, thích hợp dùng cho mọi lứa tuổi. Phụ nữ trên 30 tuổi cần uống sữa mỗi ngày để giữ sức khỏe ở mức tốt nhất. Mỗi ngày 3 ly sữa giúp xương chắc khỏe, đáp ứng tốt nhu cầu làm đẹp của phái nữ.

các thực phẩm bổ sung máu cho phụ nữ

Sữa và chế phẩm từ sữa là nguồn cung cấp Vitamin B12 tốt nhất

Ngoài uống sữa trực tiếp, bạn còn có thể dùng sữa để tạo nên những món ăn thơm ngon:

  • Bánh sữa tươi chiên.
  • Bánh flan sữa tươi.
  • Bánh sữa dừa.
  • Bánh sữa chua hoa đậu biếc,...

Sữa thuộc nhóm thực phẩm bổ sung máu cực kỳ tốt cho phụ nữ mang thai. Uống nhiều sữa giúp thai phụ tăng cường sức khỏe để chuẩn bị cho quá trình sinh nở. Nhưng nếu bạn bị dị ứng hoặc mắc chứng không dung nạp sữa, bạn cần cân nhắc khi sử dụng thực phẩm này.

1.4. Thực phẩm giàu vitamin C, A giúp bổ máu

Vitamin C có vai trò không nhỏ trong quá trình sản sinh các tế bào hồng cầu. Vì vậy, nhóm thực phẩm bổ sung máu không thể thiếu đi Vitamin C. Tương tự, Vitamin A cũng hỗ trợ sản xuất hồng cầu, tăng cường lượng máu trong cơ thể. Nếu hàm lượng Vitamin C và Vitamin A trong cơ thể bị thiếu hụt trầm trọng, bạn sẽ đối mặt với tình trạng thiếu máu.

Khi thiếu đi lượng Vitamin C, cơ thể của bạn sẽ xuất hiện các triệu chứng sau: Chịu lạnh kém, màu da xanh nhợt nhạt, tiêu chảy, ngứa lòng bàn tay và bàn chân,... Về Vitamin A, nữ giới đủ 19 tuổi phải dung nạp đủ 700mg/ngày, nam giới đủ 19 tuổi phải dung nạp đủ 900mg/ngày. 

Một số món ăn giàu Vitamin C và Vitamin A phải kể đến là:

  1. Ổi

Ổi là loại trái cây phổ biến, giá thành rẻ và cực kỳ giàu Vitamin C. Trung bình, 1 trái ổi sẽ chứa khoảng 228mg Vitamin C, đáp ứng được khoảng 40% nhu cầu của cơ thể trong ngày.  Ăn ổi vừa giúp bạn tăng cường hệ miễn dịch, vừa hỗ trợ quá trình sản sinh máu. Vì vậy, ổi là nguồn dinh dưỡng quý giá trong số các thực phẩm bổ sung máu.

các thực phẩm bổ sung máu cho phụ nữ

Ổi là loại trái cây phổ biến, giá thành rẻ và cực kỳ giàu Vitamin C

Với phái nữ, ăn ổi sẽ hỗ trợ giảm đau trong chu kỳ kinh nguyệt. Người bị hạ đường huyết, hệ miễn dịch kém,... cũng nên ăn ổi thường xuyên để sức khỏe khởi sắc hơn. Ngoài ăn ổi trực tiếp, bạn còn có thể dùng ổi để chế biến nên những món ăn thơm ngon. Chẳng hạn như:

  • Sinh tố ổi.
  • Nước ép ổi.
  • Gỏi ổi ốc giác.
  • Gỏi ổi tai heo,...

Ổi mang lại giá trị dinh dưỡng tốt nhất khi đã chín, bạn không nên ăn ổi còn non vì dễ gây táo bón, đau dạ dày. Những người bị bệnh dạ dày, bị bệnh tiểu đường,... cần cân nhắc trước khi ăn ổi. 

  1. Cà rốt

Cà rốt là thực phẩm bổ sung máu giàu Vitamin A. Chỉ cần 1 trái cà rốt, bạn sẽ có đủ lượng Vitamin A cần thiết cho 2 người trưởng thành trong 1 ngày. Ngoài Vitamin A, cà rốt còn có chứa Vitamin C, Vitamin B3, Vitamin K,... Cơ thể được bổ sung đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu sẽ khỏe khoắn, tràn đầy năng lượng, quá trình lưu thông máu tốt.

các thực phẩm bổ sung máu cho phụ nữ

Cà rốt là thực phẩm bổ sung máu giàu Vitamin A

Không chỉ tham gia vào quá trình tuần hoàn máu, Vitamin A trong cà rốt còn rất tốt cho sức khỏe của mắt, có lợi cho tim mạch. Nếu bạn chưa biết chế biến cà rốt thành món ăn gì, hãy tham khảo một vài gợi ý sau đây:

  • Mứt cà rốt phô mai xí muội.
  • Canh cà rốt thịt viên.
  • Sinh tố cà rốt.
  • Cháo thịt gà cà rốt.
  • Cháo cua biển cà rốt,...

Tùy vào sở thích và nhu cầu, bạn có thể dùng cà rốt để ăn sống, nướng, hấp, luộc,... Trong đó, các món hầm cà rốt sẽ giữ được giá trị dinh dưỡng ở mức cao nhất. Khi sơ chế, bạn cần loại bỏ tất cả bụi bẩn, cạo sạch vỏ cà rốt để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

1.5. Thực phẩm chứa Folate giúp bổ máu

Folate còn được gọi là Vitamin B9, có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển và trao đổi chất của các tế bào. Phụ nữ cần bổ sung thực phẩm bổ sung máu và cung cấp Folate để ngăn chặn nguy cơ ung thư vú. Bên cạnh đó, phụ nữ mang thai cũng cần dung nạp lượng Folate cần thiết để phòng ngừa dị tật ở trẻ sơ sinh. 

Vai trò của Folate trong cơ thể không chỉ dừng lại ở hỗ trợ quá trình tuần hoàn máu. Các nhà nghiên cứu khẳng định, nhóm dưỡng chất này còn hỗ trợ ngăn chặn các bệnh lý nguy hiểm, chẳng hạn như: Tim mạch, đột quỵ, ung thư,... Phụ nữ chuẩn bị mang thai cần nạp Folate đủ 400mg/ngày, phụ nữ mang thai đủ 600mg/ngày và phụ nữ đang cho con bú đủ 500mg/ngày.

Các thực phẩm bổ sung máu và giàu Folate nổi bật là:

  1. Các loại rau xanh

Cải xoăn, rau chân vịt,... là nhóm rau xanh rất giàu Folate trong thành phần. Trong 1 chén rau chân vịt sống, bạn sẽ được bổ sung khoảng 58mg Folate, đáp ứng được 15% nhu cầu trong 1 ngày của cơ thể.

Ngoài Folate, rau xanh còn là nguồn thực phẩm giàu Vitamin K, Vitamin nhóm B,... Phụ nữ ăn nhiều rau xanh không chỉ có hệ tuần hoàn máu tốt, mà quá trình lão hóa cũng diễn ra chậm hơn. Ngoài cải xoăn và rau chân vịt, bạn cũng có thể ăn: Súp lơ, bắp cải, mùi tây, bí đao, rau diếp cá, rau xà lách,... để bổ sung lượng Folate còn thiếu.

các thực phẩm bổ sung máu cho phụ nữ

Các loại rau xanh rất giàu Folate

Sau đây là một vài món ăn ngon được chế biến từ các loại rau xanh vừa rồi:

  • Súp lơ xào ngô bao tử.
  • Thịt xào súp lơ baby.
  • Gỏi rau diếp cá.
  • Cháo gà diếp cá.
  • Canh bí đao hầm xương.
  • Canh bí đao nấu tôm biển,...

Để bảo toàn hàm lượng Folate trong rau xanh, bạn không nên nấu rau bằng lửa lớn với thời gian dài. Vì như vậy sẽ làm chất dinh dưỡng bị hòa tan trong nước và bay hơi hết. Rau xanh trước khi chế biến phải được rửa sạch để loại bỏ bùn đất, côn trùng, thuốc trừ sâu,...

  1. Các loại hạt

Hạt hướng dương, hạt hạnh nhân, hạt óc chó,... đều là nguồn thực phẩm bổ sung máu giàu Folate. Nếu bạn có 28,35g hạt óc chó, bạn sẽ đáp ứng được 7% nhu cầu về lượng Folate của cơ thể trong 1 ngày. Hạt hướng dương chứa hàm lượng Folate cao hơn, 100g hạt sẽ  đáp ứng được 21% nhu cầu của cơ thể. Ngoài bổ máu, hạt đậu phộng còn được chuyên gia đánh giá cao về giá trị dinh dưỡng, hỗ trợ phòng bệnh, giúp con người kéo dài tuổi thọ.

các thực phẩm bổ sung máu cho phụ nữ

Các loại hạt là nguồn thực phẩm bổ sung máu giàu Folate

Thuộc nhóm thực phẩm bổ sung máu, các loại hạt là nguyên liệu chế biến món ăn rất phong phú:

  • Ăn các loại hạt kèm sữa chua.
  • Granola, bơ và các loại hạt.
  • Kẹo nougat đủ loại hạt.
  • Cookies yến mạch và các loại hạt.
  • Bánh Muffin các loại hạt,...

Các loại hạt có mùi thơm, giòn rất dễ ăn. Nếu bạn nhận thấy hạt có mùi hôi, mềm thì không nên ăn vì hạt đã bị hỏng, các thành phần dinh dưỡng bên trong đã biến chất. Bạn không nên ăn hạt ngay sau khi ăn cơm no để tránh tạo thêm áp lực lên hệ tiêu hóa. 

1.6. Thực phẩm bổ sung máu và cung cấp khoáng chất đồng, kẽm

Trong số các thực phẩm bổ sung máu cần thiết, bạn cần chú trọng các khoáng chất đồng và kẽm. Đồng tham gia vào quá trình tạo nên các tế bào hồng cầu, mô và xương. Phụ nữ đang mang thai cần bổ sung đủ lượng đồng cần thiết để thai nhi có hệ thống miễn dịch khỏe mạnh. Kẽm không chỉ hỗ trợ sức khỏe hệ miễn dịch, mà còn giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Phụ nữ cần đủ lượng kẽm để chống lại sự tấn công của các độc tố gây hại.

Ở phụ nữ, mỗi ngày cần nạp đủ 11mg đồng vào cơ thể, với lượng kẽm là 8mg. Đây là lượng đồng và kẽm đủ để cơ thể duy trì hoạt động khỏe mạnh. Nếu bị thiếu chất đồng, bạn sẽ mắc chứng bệnh giảm bạch cầu trung tính, bệnh tủy sống, thần kinh,... Khi bị thiếu chất kẽm, cơ thể sẽ bị giảm khả năng tăng trưởng, tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiêu hóa,...

Để phòng ngừa các chứng bệnh nguy hiểm, bạn cần sử dụng thực phẩm bổ sung máu giàu chất đồng và kẽm.

  1. Bột ca cao

Bột ca cao là nguyên liệu tạo nên loại thức uống thơm ngon, đây là thực phẩm bổ sung máu rất giàu chất đồng. Nếu 1 ngày bạn tiêu thụ 41mg bột ca cao, cơ thể sẽ được đáp ứng 58% nhu cầu về lượng đồng trong ngày. 

các thực phẩm bổ sung máu cho phụ nữ

Bột ca cao là thực phẩm bổ sung máu rất giàu chất đồng

Với hàm lượng đồng cao, bột ca cao chính là sự lựa chọn lý tưởng cho sức khỏe của hệ tuần hoàn. Ngoài bổ máu, lượng đồng trong ca cao còn hỗ trợ tinh thần sáng suốt, làm đẹp da. Hiện nay, bột cao rất được ưa chuộng, đặc biệt là phái nữ. Không chỉ dùng làm thức uống, bạn còn có thể chế biến bột ca cao thành những món ăn thơm ngon và hấp dẫn. Ví dụ như:

  • Bánh mì ca cao.
  • Bánh bông lan ca cao.
  • Bánh Muffin ca ca socola cà phê.
  • Panna cotta ca cao,...

Để đảm bảo hàm lượng dinh dưỡng trong thực phẩm bổ sung máu, bạn cần chọn loại bột ca cao có thương hiệu. Khi chế biến, bạn không nên cho thêm quá nhiều đường và sữa để tránh làm giảm tác dụng của các chất dinh dưỡng trong ca cao. 

  1. Cua

Trong 100g cua tươi sẽ chứa 6,4mg kẽm, đây là thực phẩm bổ sung máu rất được ưa chuộng, đặc biệt là những người sành ăn. Những người bị thiếu máu, bị tim mạch, cần tăng cường sức khỏe não bộ,... rất thích hợp để ăn cua.

các thực phẩm bổ sung máu cho phụ nữ

Cua là thực phẩm bổ sung máu rất được ưa chuộng

Khi ăn bạn ăn cua đúng cách, hệ tuần hoàn sẽ được hỗ trợ rất nhiều để hoạt động khỏe mạnh. Ngoài ra, các hoạt chất trong cua cũng tham gia vào quá trình cải thiện hệ thống miễn dịch, thúc đẩy sự chắc khỏe của xương. Có rất nhiều cách để bạn chế biến cua thành món ngon, hãy tham khảo 1 vài gợi ý sau đây:

  • Cua rang me.
  • Súp cua.
  • Cua nướng.
  • Cà ri cua biển.
  • Bánh canh cua,...

Trước khi nấu, cua phải được làm sạch, sau đó nấu chín kỹ để phòng ngừa vi khuẩn, giun sán. Bạn nên chọn cua tươi để ăn ngon hơn và hấp thu nhiều chất dinh dưỡng hơn. Phần tốt nhất của cua là gạch cua, phần trong mai cua và càng cua, bạn không nên ăn phần màu đen ở mai cua, vì đó là ruột cua.

2. Thời điểm nên dùng thực phẩm bổ sung máu

Cơ thể cần có máu để duy trì sự sống, máu có chức năng vận chuyển Oxy và các chất dinh dưỡng đi khắp cơ thể. Người trưởng thành có khoảng 5-6 lít máu, chiếm 7-8% trọng lượng cơ thể. Vì vậy, bạn cần cung cấp đủ lượng thực phẩm bổ sung máu cần thiết để duy trì tỷ lệ này. 

Nếu không có đủ lượng máu cần thiết, cơ thể của bạn sẽ xanh xao, thiếu sức sống, giảm khả năng tập trung, trên người có nhiều vết bầm tím,... Lúc này, bạn thường xuyên mệt mỏi, không thể đáp ứng nhu cầu đời sống thường ngày. 

Theo các chuyên gia, đối tượng cần ăn nhiều thực phẩm bổ sung máu là phụ nữ, người vừa ốm dậy, người bị thiếu máu bẩm sinh,... Khi có dấu hiệu bị thiếu máu, bạn cần bồi bổ ngay để bảo vệ sức khỏe của chính mình.

2.1. Đối tượng cần ăn nhiều thực phẩm bổ máu

Sau đây là một vài đối tượng cần ăn nhiều thực phẩm bổ máu:

  • Phụ nữ

So với đàn ông, phụ nữ cần dùng thực phẩm bổ sung máu nhiều hơn. Khi bước sang tuổi 12-14, các bé gái bắt đầu có kỳ kinh nguyệt đầu tiên, và chu trình này sẽ lặp lại mỗi tháng cho đến 45-55 tuổi. Như vậy, phụ nữ mỗi tháng đều mất đi 1 lượng máu nhất định, cần ăn uống đủ dinh dưỡng để bù đắp lượng máu bị mất.

  • Người vừa ốm dậy

Khi bị ốm, cơ thể của bạn mất rất nhiều sức lực, các hệ cơ quan sẽ huy động tất cả năng lượng để phục hồi vùng bị tổn thương. Vì vậy, người vừa ốm dậy rất yếu, cần ăn nhiều thực phẩm bổ sung máu để tăng cường sức lực. Hệ tuần hoàn khỏe mạnh sẽ đẩy máu đi khắp cơ thể, vận chuyển chất dinh dưỡng thiết yếu để cơ thể bình phục. 

  • Người bị thiếu máu bẩm sinh

Bị thiếu máu bẩm sinh là chứng bệnh mang tính chất di truyền bởi những người thân có cùng huyết thống trong gia đình. Mỗi năm, Việt Nam ghi nhận hàng nghìn ca trẻ sơ sinh bị thiếu máu bẩm sinh. Vì vậy, đây cũng là nhóm đối tượng cần ăn nhiều thực phẩm bổ sung máu. Tuy nhiên, thực phẩm không phải là cách trị dứt điểm bệnh lý này, bạn còn cần xây dựng lối sống lành mạnh, tuân thủ chỉ định của bác sĩ.

  • Người vừa phẫu thuật, nhổ răng xong

Phẫu thuật và nhổ răng là 2 thủ thuật y khoa làm cho cơ thể bị mất máu, mất sức nhiều. Nếu bạn vừa trải qua 2 thủ thuật này, hãy tăng cường sử dụng thực phẩm bổ sung máu. Ăn uống đủ chất còn giúp cho vết thương nhanh lành, hạn chế nguy cơ biến chứng. Ngoài ra, bạn cũng uống đủ thuốc, đúng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.

2.2. Dấu hiệu bị thiếu máu, cần bồi dưỡng bằng thực phẩm bổ sung máu

Ngay khi phát hiện cơ thể có dấu hiệu bị thiếu máu, bạn phải bồi bổ ngay và đến bệnh viện để bác sĩ kiểm tra. Một số dấu hiệu bị thiếu máu thường thấy nhất là:

  • Thường xuyên bị hoa mắt, chóng mặt.
  • Da xanh xao, mặt nhợt nhạt, môi tái.
  • Khả năng tập trung suy giảm, trí nhớ kém.
  • Có cảm giác chán ăn, ăn không ngon.
  • Bị căng tức ở ngực, có cảm giác khó thở.
  • Móng tay, da và tóc bị khô, dễ gãy và bong tróc.
  • Phụ nữ bị thiếu máu sẽ kéo theo tình trạng mất kinh,...

các thực phẩm bổ sung máu cho phụ nữ

Những người thiếu máu thường có biểu hiện chán ăn

Tùy thuộc vào mức độ thiếu máu, cơ thể của bạn sẽ xuất hiện các dấu hiệu từ nhẹ cho đến nghiêm trọng. Dù lượng máu thiếu hụt là bao nhiêu, năng lượng trong cơ thể của bạn cũng sẽ đi xuống. Bạn nên dùng nhiều thực phẩm bổ sung máu để nhanh chóng lấy lại sức khỏe và tinh thần vốn có.

3. Lưu ý sau khi dùng thực phẩm bổ sung máu

Những loại thực phẩm bổ sung máu có hàm lượng dưỡng chất rất dồi dào. Tuy nhiên, chất dinh dưỡng trong thực phẩm chỉ thực sự có giá trị khi bạn chế biến và sử dụng đúng cách. Khi ăn uống, dù là bất cứ loại thực phẩm nào, bạn đều cần lưu ý những điều sau:

  • Làm sạch thực phẩm trước khi chế biến để loại bỏ hoàn toàn bùn đất, cặn bẩn bám trên nguyên liệu.
  • Không nên xào, chiên, hầm,... thực phẩm trong thời gian quá lâu để tránh các chất chất dinh dưỡng quan trọng bị hòa tan hoặc bay hơi hết. 
  • Bạn chỉ ăn thực phẩm đã chín kỹ nhằm giữ vệ sinh, an toàn.
  • Tuyệt đối không ăn thực phẩm đã ôi thiu, vì các chất dinh dưỡng vốn có đã bị biến chất.
  • Nếu bạn dị ứng với một số loại thực phẩm thì cần tránh sử dụng thực phẩm đó dù là món ăn giàu dinh dưỡng như thế nào. 

Sau khi ăn thực phẩm bổ sung máu, bạn hãy chú ý làm sạch răng kỹ lưỡng để bảo vệ sức khỏe răng miệng của mình:

  • Đánh răng sau khi ăn 30 phút.
  • Dùng chỉ nha khoa để làm sạch từng kẽ răng, loại bỏ thức ăn thừa còn tồn đọng. Bạn cũng có thể dùng máy tăm nước để thay thế.
  • Súc miệng sau khi đánh răng để rửa trôi cặn thức ăn còn sót. Bạn có thể sử dụng nước súc miệng chứa bạc hà để hơi thở thơm mát hơn.
  • Bạn hãy đến nha khoa để khám răng 3-6 tháng 1 lần. Bác sĩ sẽ giúp bạn kiểm tra sức khỏe răng miệng, kịp thời can thiệp nếu có vấn đề phát sinh.

Như vậy, có rất nhiều loại thực phẩm bổ sung máu, bạn có đa dạng sự lựa chọn theo nhu cầu và sở thích của mình. Cơ thể của bạn sẽ thật sự khỏe mạnh khi được cung cấp đầy đủ dưỡng chất thiết yếu. Bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có sự lựa chọn tốt nhất.

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN TRỰC TIẾP

Hoặc gọi 1900 8040 để được hỗ trợ trực tiếp